Sẽ Có 50 Triệu Ví Điện Tử Hoạt Động Tại Thị Trường Việt Nam Trong Năm Nay (2024) – Cơ Hội Hay Thách Thức Cho Ngành Thanh Toán Xuyên Biên Giới
Ngày nay, thanh toán bằng ví điện tử đã trở nên rất đỗi quen thuộc đối với người dân Việt Nam khi mà lượng người sử dụng loại hình thanh toán trực tuyến này để ngày càng gia tăng trong những năm trở lại đây.
Theo một thống kê mới nhất của FiinGroup, đến cuối năm 2024, số lượng ví điện tử tại Việt Nam sẽ đạt đến 50 triệu ví (gần một nửa dân số Việt và tăng lên đến 38% so với năm 2023).
Liệu điều này có trở thành cơ hội cho ngành công nghiệp thanh toán xuyên biên giới của Việt Nam, hay lại một thách thức mới đón chờ những startup trong lĩnh vực này? Hãy cùng FinFan tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tổng quan thị phần ví điện tử Việt Nam năm 2023
Bằng những sự hỗ trợ rất đắc lực từ phía Ngân Hàng Nhà Nước, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc khi mà 58% người tiêu dùng Việt Nam thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, 55% thanh toán qua nền tảng thương mại điện tử, 47% thanh toán trên các web ngân hàng trực tuyến, 67% ví điện tử hoặc thanh toán bằng mã QR, 44% qua các ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên điện thoại.
Trong đó, ngành công nghiệp ví điện tử đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ, cụ thể là tính đến cuối năm 2023, số lượng ví điện tử đang hoạt động là 36,23 triệu (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng.
Xem thêm:
Trong số đó, siêu ứng dụng MoMo đang là đơn vị có thị phần hàng đầu người sử dụng ví điện tử trên toàn quốc.
Ngành thanh toán xuyên biên giới về Việt Nam được hưởng lợi từ việc thị trường ví điện tử ngày càng phát triển
Những con số biết nói cho thấy tốc độ phát triển ngành thanh toán xuyên biên giới
Một cuộc khảo sát của Decision Lab vào năm 2021 cho thấy trong hơn ba tháng, 70% số người được hỏi cho biết họ đã sử dụng ngân hàng trực tuyến để thanh toán, tiếp theo là tiền mặt (63% số người được hỏi) và 61% đã sử dụng tài khoản ngân hàng, thẻ ATM hoặc thực hiện chuyển khoản ngân hàng.
Điều này thể hiện sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Việt Nam, nơi những đổi mới thanh toán nhanh hơn và rẻ hơn đang vượt qua các phương thức thanh toán truyền thống.
Và hiện tại, người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam đang yêu cầu một cơ sở hạ tầng thanh toán mạnh mẽ hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới có thể hỗ trợ thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ.
Cơ hội để các công ty liên quan đến thanh toán xuyên biên giới mở rộng thị trường
Việc các công ty ví điện tử cùng nhiều hình thức thanh toán trực tuyến phát triển đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho những startup fintech liên quan đến lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới mở rộng thị trường và có thêm nhiều phương án phát triển sản phẩm khác mang danh cho thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế liên quan đến thị trường Việt Nam.
Một trong số những ví dụ đó là sản phẩm e-wallet aggregator đang được triển khai và phát triển một cách nhanh chóng.
Thông qua mô hình hoạt động của sản phẩm này, những doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dùng cá nhân quốc tế,… có thể chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng quốc tế sang thẳng trực tiếp đến tài khoản ví điện tử của người nhận tại Việt Nam, từ đó, người nhận có thể sử dụng số tiền đó để thanh toán cho các hoá đơn thường nhật tại Việt Nam hoặc chi trả cho một số mục đích sử dụng khác.
Một trong số những doanh nghiệp tiên phong và đang áp dụng hiệu quả mô hình sản phẩm này là FinFan.
Với lợi thế là công ty dịch vụ công nghệ tài chính được ủy quyền của Ngân hàng Trung ương cấp Giấy phép số 973 về vấn đề Chấp nhận và thanh toán ngoại tệ.
Đội ngũ tech và nghiên cứu thị trường của FinFan đã ngày đêm nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra mắt phiên bản đầu tiên sản phẩm hỗ trợ kết nối tất cả ví điện tử vào năm 2021.
Đến nay, sau gần 3 năm phát triển và nâng cấp hệ thống, FinFan cùng các đối tác quốc tế và ví điện tử trong nước đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng có một kênh chuyển tiền thanh toán một cách nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn thông qua việc đã thúc đẩy thành công hơn 300 ngàn giao dịch thành công về các ví điện tử và một trong số đó đến từ sự hợp tác giữa Remitly, FinFan và siêu ứng dụng MoMo.
Nhận tiền đa quốc gia về Việt Nam qua MoMo với sự hợp tác giữa MoMo và FinFan-Remitly
Nhận thấy tìm năng rất lớn từ thị trường, FinFan đã hợp tác với MoMo để triển khai mô hình nhận tiền quốc tế về Việt Namqua MoMo thông qua các đối tác quốc tế của mình mà một trong số đó là ông lớn ngành thanh toán xuyên biên giới trực tuyến – Remitly.
Giờ đây, người thân và bạn bè đang sinh sống tại nước ngoài có thể chuyển tiền về trực tiếp cho người nhận qua siêu ứng dụng MoMo chỉ thông qua 3 bước:
Bước 1: Người nhận gửi thông tin cho người thân ở nước ngoài để đăng nhập vào tài khoản Remitly của người gửi.
🖥 Trên máy tính: Qua website: https://www.remitly.com/
📱 Tải ứng dụng trên kho ứng dụng:
o Appstore: tìm kiếm từ khóa Remitly
o Google Play: tìm kiếm từ khóa Remitly
Bước 2: Thực hiện lệnh chuyển tiền, sau đó nhập thông tin người nhận và chỉ thị phương thức thanh toán qua MoMo (thông tin phải trùng khớp với số điện thoại đăng ký tài khoản MoMo của người nhận).
Bước 3: Hoàn tất lệnh chuyển tiền và tiền sẽ được chuyển cho Người nhận qua MoMo, sau khi FinFan đã hoàn tất nghiệp vụ xử lý giao dịch
Đôi nét về Remitly
Remitly là một dịch vụ chuyển tiền kỹ thuật số với sứ mệnh giúp quy trình chuyển tiền trở nên nhanh hơn, minh bạch hơn với mức phí phải chăng. Vì là một dịch vụ kỹ thuật số không có trụ sở thật, nên chúng tôi có thể giảm chi phí hoạt động để người gửi của bạn được hưởng lợi từ điều đó.
Remitly giúp đỡ hàng triệu người nhập cư trên khắp thế giới, những người đã hy sinh to lớn khi bỏ lại gia đình để sống và làm việc ở một quốc gia khác. Những anh hùng thầm lặng này thực hiện lời hứa của mình là chăm sóc những người họ yêu thương và mang lại cho họ khả năng thăng tiến, cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Remitly làm việc chăm chỉ để giúp số tiền khó kiếm được của họ ngày càng vươn xa hơn để nhiều người hơn nữa có thể đến tay những người thân yêu của họ một cách an toàn.
Đôi nét về MoMo
Với hơn 30 triệu người dùng, MoMo là siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam, là Fintech Việt đầu tiên đạt Chứng nhận Bảo mật Quốc tế PCI DSS phiên bản 4.0 (cấp độ bảo mật chuẩn toàn cầu cao nhất hiện nay), là đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 50 Fintech hàng đầu Thế giới do KPMG bình chọn năm 2019, và trở thành kỳ lân công nghệ ngành Fintech đầu tiên tại Việt Nam năm 2021.
Hệ sinh thái siêu ứng dụng của MoMo phục vụ đa dạng nhu cầu trong đời sống của hằng ngày của người Việt như mua sắm, giải trí, xem phim, đi lại, ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ công, dịch vụ tài chính, làm thiện nguyện,... Nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Cả thế giới trong bàn tay, một chạm là có ngay!
Thách thức để các công ty liên quan đến thanh toán xuyên biên giới mở rộng thị trường
Việc số lượng tài khoản ví điện tử ngày càng phát triển như hiện tại cũng mang lại một số thách thức cho những doanh nghiệp liên quan đến thanh toán xuyên biên giới, khi nó buộc:
- Các doanh nghiệp này phải nâng cấp hệ thống liên tục
Việc phát triển người dùng buộc các doanh nghiệp ví điện tử phải phát triển hệ thống công nghệ lõi của họ để có thể cung cấp cho khách hàng nhiều trải nghiệm dịch vụ nhất có thể.
Điển hình như câu chuyện của MoMo khi họ chỉ từ một dịch vụ chuyên cung cấp card điện thoại lên thành một ví điện tử và cho đến hiện tại là một siêu ứng dụng chuyên về tài chính, có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi nhu cầu liên quan đến thanh toán trong nước và quốc tế.
Chính vì thế, các doanh nghiệp như MoMo cũng phải tìm những đối tác uy tín và nâng cấp mình liên tục để có thể mang đến những trải nghiệm thanh toán tuyệt vời nhất cho người dùng.
- Hợp tác chặt chẽ với đối tác quốc tế
Việc mở rộng thị phần sang thanh toán qua ví điện tử sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề đối với các đối tác quốc tế khi mà giờ đây, họ cũng phải cập nhật hệ thống và luồng giao dịch của họ về cho các kênh thanh toán mới này.
Hơn nữa, họ không nắm rõ nhiều về thị trường Việt Nam cũng như cập nhât kịp thời một số chương trình ưu đãi từ đối tác Việt Nam.
Lúc này, các doanh nghiệp liên quan đến thanh toán xuyên biên giới cần hỗ trợ các đối tác quốc tế trong việc cập nhật nhanh nhất các ưu đãi từ phía Việt Nam và hỗ trợ thêm về truyền thông những sự kiện đó cho bên phía đối tác quốc tế cũng như là đối tác từ Việt Nam.
- Kiểm tra gắt gao hơn và cập nhật hơn về hệ thống KYC và AML của người gửi và nhận
Mặc dù các đối tác từ phía Việt Nam và quốc tế đều sẽ thực hiện công đoạn KYC và AML từ phía cả người nhận.
Tuy nhiên, là một đơn việc trung gian, việc kiểm tra lại một lần nữa những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của người gửi tiền và nhận tiền là rất quan trọng.
Nhất là khi số lượng người tham gia sử dụng ví điện tử ngày một tăng, rất dễ xảy ra lỗi hệ thống và những thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền ngày một tinh vi như hiện nay của các cá nhân và tổ chức.
Xem thêm:
. 3 compliance pitfalls fintech cross-border payment companies must avoid in 2024.
Một số gợi ý của FinFan để các doanh nghiệp liên quan đến thanh toán xuyên biên giới có thể vượt qua các thách thức trên
Với gần 10 năm kinh nghiệm làm cánh tay nối dài cho các công ty fintech trên toàn thế giới trong việc hỗ trợ họ tiếp cận thị trường Việt Nam, FinFan luôn:
Cập nhật xu hướng thị trường mới của fintech theo nhu cầu thị trường.
Hiện tại, FinFan tự hào là một trong những đơn vị tiên phong tạo ra hệ thống tích hợp các Ví điện tử để liên kết các Ví điện tử trong nước, đồng thời tạo tiền đề kết nối với các đơn vị để chuyển tiền về Việt Nam một cách nhanh chóng để các đối tác quốc tế tiếp cận được nhiều người Việt Nam nhất như trên (36,23 triệu người dùng).
Thực hiện theo hướng dẫn và cập nhật tin tức từ chính phủ về các vấn đề liên quan đến fintech
Như đã đề cập ở bài viết trước về cơ hội và thách thức ngành fintech, FinFan là một trong 49 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ thu hộ và chi trả khi được Ngân hàng Trung ương cấp phép - Giấy phép chấp nhận và thanh toán ngoại tệ số 973.
Trong suốt 10 năm hoạt động, chúng tôi luôn cố gắng làm cầu nối giữa các công ty fintech quốc tế và trong nước về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực trên thông qua chuyên mục Newsroom của FinFan nhằm giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho việc phát triển thị trường và tuân thủ các chỉ thị của Ngân Nhà nước Việt Nam (nhất là những chỉ thị về KYC, AML)
Một số thông tin về FinFan
FinFan là một công ty dịch vụ tài chính nhúng xuyên biên giới, tập trung vào giải ngân hàng loạt, thu tiền, xử lý thẻ, IBAN, các giải pháp APM kỹ thuật số, có thể cung cấp đầu vào và tích hợp có giá trị trên và cho cùng một mục đích.
FinFan đã tích hợp với hầu hết các nền tảng MTO, PSP, switch và core fintech nổi tiếng trên thế giới như Money Gram, Thunes, Qiwi, Remitly, World Remit, Bancore, PaySend, Terrapay, Ria Money Transfer (Euronet), Dlocal, Ripple, TripleA , FoMo Pay, Wings hoặc Zalo.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
🌐https://finfan.io
📞(+84) 2866 85 3317
LinkedIn: FinFan